Châu Âu liệu còn hy vọng?

gold.forex.com.vn | 08:27:00 |

Châu Âu liệu còn hy vọng?


Cuộc khủng hoảng nợ của Liên minh châu Âu đang phải chịu thêm gánh nặng lần nữa với những lo ngại mới rằng Hy Lạp sẽ không thể trụ vững trước món nợ khổng lồ của mình. Thế giới đang băn khoăn liệu châu Âu có thể trụ vững?
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã chia EU thành hai khu vực có sự khác biệt là miền bắc và miền nam mà không phải hoàn toàn dựa trên các yếu tố địa chính trị.

Các quốc gia phía bắc như Đức, Hà Lan, Phần Lan và Pháp có thể trở thành những nước cứu hộ cho cuộc khủng hoảng trong khu vực. Những nước này có tiếng nói quyết định trong khu vực EU và có vai trò tích cực trong hội nhập kinh tế châu Âu, mặc dù hoạt động kinh tế tại đây chỉ ở mức vừa phải. Nhóm phía nam EU bao gồm các quốc gia như Hy Lạp và Tây Ban Nha, nơi nền kinh tế đang ở trong tình trạng mong manh và cần sự trợ giúp.

Các quốc gia này không những cản trở phục hồi kinh tế của EU, mà còn mang đến những lo ngại cho phục hồi kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng nợ đã đẩy khu vực eurozone đứng giữa sự lựa chọn tồn tại hay sụp đổ và liệu rằng kế hoạch hội nhập của EU có được thực hiện?

Mặc dù kế hoạch cứu trợ trị giá 750 tỷ EUR trong năm ngoái đã ngăn chặn được mối nguy cho EU, song tính bền vững của các khoản nợ công là rất mong manh so với triển vọng ổn định kinh tế và tài chính của khu vực.

EU đang phải đối mặt với những sai sót cơ bản trong cơ cấu và chính quyền, chẳng hạn như sự mất cân đối giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ cùng sự mất bằng trong các mức độ phát triển của các quốc gia trong khu vực. Triển vọng cho các quốc gia phía nam là vô cùng ảm đạm. Các nền kinh tế nhỏ như Hy Lạp và Ireland sẽ không thể phục hồi sớm. Trong khi đó, đối với các quốc gia lớn hơn như Tây Ban Nha, cuộc khủng hoảng nợ công có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Cuộc khủng hoảng nợ đã mang lại hiệu ứng domino cho khu vực châu Âu. Nếu Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư và đóng góp 12% GDP trong khu vực, gặp rắc rối, EU sẽ lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng.

Nếu các sai sót trong hệ thống tài chính không được thay đổi, rất có thể các quốc gia phía nam sẽ phải dựa vào phía bắc trong một thời gian dài. Những nước có thâm hụt lớn cần thực hiện việc điều chỉnh nhanh chóng và dứt khoát. Kế hoạch này cho phép các nước phía nam gia tăng nhanh chóng tiền lương, năng suất lao động, thu nhập công cộng và giảm các chi phí phúc lợi…

Khi Đức và các nước phía bắc mở rộng quy mô hỗ trợ cho các nước bị khủng hoảng nợ, họ cũng sẽ cố gắng duy trì rủi ro tới mức tối thiểu đối với mình. Các nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế, thúc đẩy việc làm và củng cố và ổn định tài chính của EU gọi là Hiệp ước Cạnh tranh được Đức đưa ra lần đầu tiên và đạt được sự đồng thuận của các quốc gia phía bắc, trong đó có Pháp.

Các nước phía nam đang hy vọng rằng EU sẽ phát hành trái phiếu thống nhất trong khu vực, tăng cường tín dụng và thiết lập hệ thống cứu trợ để giúp đỡ các nước đang lâm vào cuộc khủng hoảng nợ như Hy Lạp và Ireland.

Các nước này đang nỗ lực để đạt được lãi suất cho vay thấp và tránh các thỏa thuận thắt chặt kinh tế, bởi các chính sách thắt chặt kinh tế không có lợi cho các nước muốn chi tiêu công nhiều hơn và khôi phục nền kinh tế.

Mặc dù gặp bất đồng lớn trong các quan điểm về hiệp ước, song các nhà lãnh đạo của hai miền đều phải duy trì sự ổn định của khu vực châu Âu bằng cách hỗ trợ những nước đang mắc nợ vượt qua khó khăn hiện tại.

Tháng trước, tại hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo Eu đã đồng ý mở rộng phạm vi và quy mô của quỹ các gói trợ giúp, tăng mức độ cho vay từ 250 tỷ EUR (350 tỷ USD) lên 440 tỷ EUR (615 tỷ USD) cho các quốc gia đang trong khủng hoảng.

Động thái này đã mang lại hy vọng cho các nước đang bị khủng hoảng nợ. Gần đây, một số nước như Đan Mạch, Ba Lan và Bulgaria cho biết họ hy vọng gia nhập khu vực eurozone. Điều này chứng tỏ niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường này đang dần phục hồi.

Khoảng cách bền vững của nền kinh tế giữa hai miền bắc và nam châu Âu sẽ được giảm bớt trong ngắn hạn, nhưng trong thời gian dài, nguy cơ của cuộc khủng hoảng nợ sẽ tiếp diễn nếu những sai sót cơ bản trong hệ thống tài chính vẫn tồn tại.

Theo China Daily

 
BACK TO TOP