Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD – ông Angel Gurria hôm thứ Tư (18/5) cho biết, nền kinh tế toàn cầu hiện nay chủ yếu đang đối mặt với nguy cơ sụt giá, vì thế mà quá trình phục hồi kinh tế cũng bị ảnh hưởng
Tham dự Diễn đàn kinh tế Brussels tại Bỉ, ông Gurria đã đưa ra lời nhận định nói trên
Theo ông này, viễn cảnh kinh tế toàn cầu đang đứng trước nhiều rủi ro, với giai đoạn hiện nay, đa số đều là rủi ro sụt giá. Bà còn phân tích thêm, giá cả hàng hóa từng bước gia tăng có thể khiến tỷ lệ lạm phát cơ bản tăng theo.
Ông Gurria còn đề cập tới các vấn đề khác tại diễn đàn, cụ thể bao gồm: Trận động đất và sóng thần tấn công Nhật Bản đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế thế giới; Nguy cơ kinh tế bị chậm lại do tình trạng tài chính xấu đi gây ra; Nền tài chính Mỹ không ổn định; Đa số thị trường bất động sản đứng trước nhiều rủi ro; Cũng như các cơ quan tài chính đặc biệt là các cơ quan tài chính châu Âu có thể xuất hiện sự cố bất ngờ.
Điều khiến mọi người lo lắng đó là, những rủi ro sụt giá này ảnh hưởng lẫn nhau, hiệu ứng tích lũy của nó có thể làm suy yếu nghiêm trọng chiều hướng phục hồi của nền kinh tế, đồng thời có thể khiến một số nền kinh tế phát triển xuất hiện vấn đề lạm phát. Ông Gurria nhấn mạnh.
Báo cáo triển vọng kinh tế mà OECD công bố vào tuần tới cho biết, nếu không hành động, tình hình tăng trưởng kinh tế trong 20 – 26 tháng tới sẽ vẫn không khởi sắc, đây không phải là điều mà mọi người đều muốn thấy.
Cũng theo ông Gurria, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone trong 5 năm tới chỉ có thể bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của năm 1995.