Double Bottom (Đáy đôi – đảo chiều) |
“Double bottom” là một mẫu đảo chiều quan trọng hình thành sau một đợt giảm giá mạnh. Mẫu này được tạo bởi 02 đáy liên tiếp gần bằng nhau với một đỉnh vừa phải ở giữa.
Tuy có thể có những biến thể, mẫu double top kinh điển thường biểu thị có một thay đổi trong xu hướng dài hạn hoặc trung hạn, từ xu hướng giảm chuyển sang xu hướng tăng. Các double bottom có thể hình thành dọc đường xu hướng xuống, nhưng việc đảo chiều không thể xác định cho đến khi nào mức hỗ trợ chính bị phá vỡ. Để rõ ràng hơn chúng ta sẽ xem những điểm chính trong quá trình hình thàng double bottom thông qua một ví dụ.
1. Xu hướng : với bất kỳ mẫu đảo chiều nào, phải có một xu hướng để đảo chiều. Trong trường hợp double bottom, một xu hướng lên trong vài tháng là điều quan trọng.
2. Đáy đầu tiên : đáy đầu tiên là điểm thấp nhất của xu hướng hiện tại. Theo thông thường, khi đáy đầu tiên được hình thành xu hướng xuống vẫn chưa đảo chiều.
3. Đỉnh : sau đáy đầu tiên, một đợt tăng giá khoảng 10 – 20%. Volumn trên đợt tăng giá từ đáy đầu tiên thường không quan trọng, nhưng nó có thể là một báo hiệu trước. Giá có thể dao động quanh đỉnh này trước khi đi xuống trở lại. Dao động này cho thấy cầu đang tăng nhưng không đủ mạnh để có thể breakout.
4. Đáy thứ hai : Đợt giảm giá từ đỉnh thường xảy ra với volume thấp và gặp phái hỗ trợ từ đáy trước đó. Dù gặp phải sự hỗ trợ tại đáy trước đó, chúng ta chỉ mới có khả năng tạo thành một double bottom. Mẫu double bottom vẫn cần được xác định. Thời gian giữa các đáy có thể thay đổi từ vài tuần đến nhiều tháng, thông thường là 1-3 tháng. Thông thường đáy thứ hai chênh lệch so với đáy trước đó khoảng 3%.
5. Tăng giá từ đáy : volume trong mẫu double bottom quan trọng hơn trong mẫu double top. Volume và áp lực mua tăng nhanh cần phải rõ ràng trong suốt đợt tăng giá từ đáy thứ hai. Đợt tăng giá có thể tạo thành 1 hoặc 2 khoảng trống (gap) và cũng cho thấy khả năng đảo chiều có thể xảy ra.
6. Phá vỡ mức kháng cự : Dù giá tăng đến mức kháng cự thì double bottom và đảo hướng vẫn chưa hoàn toàn được xác định. Phá vỡ mức kháng cự (điểm cao nhất giữa 02 đáy) mới xác định mẫu double bottom hình thành. Lúc này cũng xuất hiện xung trên volume và một đợt tăng giá nhanh.
7. Mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ : Sau khi bị phá vỡ, mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ và đôi khi có một đợt giảm giá test lại mức hỗ trợ mới này. Đợt test này cho bạn một cơ hội thứ hai để đóng một giao dịch short và mở tiếp một giao dịch long.
8. Mục tiêu thu lợi (Price Target): khoảng cách từ mức kháng cự đến đáy được sử dụng làm target.
Điều quan trọng cần nhớ rằng double bottom là một mẫu đảo chiều dài hạn nên không thể hình thành trong vài ngày. Việc tạo thành đáy có thể mất vài tuần, thông thường ít nhất là 4 tuần giữa các đáy. Việc hình thành các đáy thường mất nhiều thời gian hơn so với tạo các đỉnh và bạn cần phải kiên nhẫn. Đợt tăng giá từ đáy đầu tiên khoảng 10 – 20%. Đáy thứ 2 tạo thành nên thấp hơn 3% so với đáy trước và volume đợt tăng giá thứ hai thì tăng cao hơn. Các công cụ volume như Chaikin Money Flow, OBV và Accumulation/Distribution có thể được sử dụng để tìm các tín hiệu cho biết áp lực mua tăng. Cũng như với doble top, việc quan trọng là phải đợi đến khi mức kháng cự bị phá vỡ.
Sau khi xu hướng xuống gần cả năm, PEE tạo thành một double bottom và phá vỡ mức kháng cự với một volume tăng đột biến.
1. Từ một đỉnh gần 50 trong tháng 04/99, giá của PFE giảm đến 30 vào tháng 11/99 tạo một đáy mới.
2. Giá cổ phiếu tăng hơn 20% từ đáy và tạo thành vùng đỉnh khoảng 37,5. Volume tăng và đạt đỉnh cao nhất ngày 13/01 (mũi tên xanh) kể từ sau ngày 5/11/99.
3. Sau khi đẩy xuống một đoạn ngắn, một đợt cố gắng phá vỡ mức kháng cự kế tiếp lại bị thất bại. Volume trên những ngày tăng giá cao hơn so với những ngày giảm giá. Giá dao động trong khoảng trên 30 một thời gian cho thấy cầu đang mạnh lên.
4. Đợt giảm giá từ 37,5 trở lại 30 thì mạnh, nhưng volume thì không đột biến. Có 2 ngày khi volume trên trên Chaikin Money Flow giảm xuống gần -10%. Tuy nhiên, dòng tiền cho thấy suốt đợt giảm giá vẫn duy trì hầu như trên zero khoảng 10%.
5. Đáy thứ 2 hình thành bằng đúng đáy trước đó (30) và khoảng cách giữa 02 đáy trên 2 tháng.
6. Đợt tăng giá từ đáy thứ 2 cùng với đột biến trên volume. Sau khi rời khỏi đáy thứ 2, có 5 trong 6 ngày giá tăng có volume vượt trên đường EMA 60. Chaikin Money Flow hầu như không bao giờ yếu, CMF biến động trên 20%.
7. Mức kháng cự 37,5 bị phá vỡ với một gap lên và một đột biến khác trên volume. Sau khi lên đến 40, giá quay trở xuống đến mức kháng cự 37,5 và lúc này trở thành mức hỗ trợ. Giá lại quay trở lên và vượt qua 45.