Kinh tế Mỹ đương đầu với rủi ro khôn lường do khan hiếm dầu

gold.forex.com.vn | 12:50:00 |

Kinh tế Mỹ đương đầu với rủi ro khôn lường do khan hiếm dầu


Việc nâng lãi suất không tạo ra thêm dầu cũng như cơ sở hạ tầng tốt cho mọi người sử dụng mà làm trầm trọng hơn các vần đề vốn đã căng thẳng từ trước đó.

Một điều nực cười đã xảy ra đầu tuần này khi mà Washington đang phải tập trung vào vấn đề ngân sách thì Trung Quốc lại đối mặt với thâm hụt thương mại quý.

Đồng tiền vốn thao túng việc xuất khẩu, động cơ của sự tăng trưởng điên cuồng của Trung Quốc trong những năm qua. Trung Quốc, quốc gia mà sự phát triển liên tục đã thống trị trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới, nay đã trở thành một nước nhập siêu.

Khi nhìn lại những gì mà người Mỹ đã làm trong quan hệ thương mại với Trung Quốc vài năm gần đây, bạn có thể nghĩ rằng đó là một tin tuyệt vời. Trong thực tế, đó là tín hiệu rằng việc khan hiếm dầu đã đem đến những rủi ro khôn lường cho kinh tế thế giới, đặc biệt với Mỹ.

Trung Quốc không ngừng bán hàng cho người nước ngoài. Nước này vẫn là công xưởng của thế giới. Và người Trung Quốc không thể ngay lập tức tăng mạnh việc sử dụng hàng hóa sản xuất tại Mỹ. Điều này thật tồi tệ. Một sự tăng vọt nhu cầu của người Trung Quốc về các sản phẩm sản xuất tại Mỹ sẽ khiến người Mỹ làm việc nhiều hơn và sẽ làm cho kinh tế Mỹ tăng trưởng.

Nhưng thậm chí ngay cả như vậy vẫn làm cho người Mỹ phải suy nghĩ rằng họ không phải là quốc gia duy nhất mà Trung Quốc có giao dịch thương mại. Nhân tố chính dẫn tới thâm hụt thương mại của Trung Quốc là dầu. Đặc biệt, họ bắt đầu phải trả nhiều tiền hơn trước đây cho cùng một lượng dầu mà họ phải nhập khẩu.

Bởi vì dầu là một loại hàng hóa đặc biệt theo cách nó thực sự là vấn đề cho cả hai quốc gia.

Nếu giá Côca-côla tăng phi mã, người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng Pepsi. Nếu giá soda tăng, người dân sẽ uống nhiều hơn nước hoa quả hay cà phê và nước. Tuy nhiên về lâu dài, vai trò của dầu không có gì thay đổi.

Nếu bạn nhìn vào các quốc gia châu Âu với thuế xăng dầu cao hơn khu vực khác, bạn sẽ thấy mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người thấp hơn. Ở đây có một sự chuyển đổi nhẹ nhàng, có nhiều người đi bộ và đi xe đạp hơn, một điều nghe có vẻ tầm thường hơn cả việc chuyển sang dùng xe ô tô nhỏ hơn có mức tiêu hao năng lượng ít hơn.

Điều này chỉ xảy ra trong dài hạn. Nếu giá xăng dầu ngày càng đắt đỏ, người dân sẽ không thể ngay lập tức mua xe hơi mới hay sử dụng những tuyến đường xe điện ngầm mà chưa ai xây dựng. Mọi hộ gia đình Mỹ cũng như Trung Quốc sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một lượng hàng hóa.

Mark Doms, chuyên gia kinh tế học thuộc Bộ Thương mại Mỹ, gần đây đã đưa ra biểu đồ minh họa: năm 2008, chi tiêu bình quân của hộ gia đình Mỹ một tháng cho xăng dầu là 281 USD, năm 2009, mức chi tiêu này giảm xuống 204USD. Điều gì đã xảy ra?

Có phải người Mỹ từ bỏ việc lái xe? Không hẳn như vậy. Giá một gallon xăng đã giảm từ 3,25 USD xuống 2,35 USD. Năm 2010, giá xăng tăng trở lại lên 2,78USD/gallon, chi tiêu bình quân hàng tháng cho xăng dầu tăng lên 240 USD.

Điều này có nghĩa chi tiêu cho mọi loại hàng hóa và dịch vụ không liên quan đến dầu sẽ giảm theo tỷ lệ. Và điều đó cũng có nghĩa ít việc làm, kinh tế tăng trưởng chậm hơn.

Tất nhiên, điều này sẽ khác đi nếu như những nước bán dầu dùng thu nhập của mình để mua các loại hàng hóa khác. Ở một mức độ nào đó điều này đã diễn ra. Các nước vùng Vịnh là thị trường chính của các loại thiết bị quân sự và máy bay dân dụng, vốn là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Mỹ.

Hầu hết các quốc gia đều nhận ra rằng lượng dầu của họ có hạn và vì thế thật không thận trọng nếu chi tiêu hết số tiền thu được từ việc bán dầu. Các nước từ Nauy đến các tiểu vương quốc Ả Rập đều giành phần lớn thu nhập từ dầu để vào quỹ thịnh vượng quốc gia.

Giá dầu cao hơn đã làm giảm nhu cầu toàn cầu, và đây là tin xấu cho nền kinh tế Mỹ vốn đang chịu đựng tỷ lệ thất nghiệp cao và sản xuất dưới công suất.

Trong điều kiện giá dầu tăng không ngừng, các nhà hoạch định chính sách phải đáp ứng các chính sách đương đầu với nhiều khó khăn khi nhu cầu tăng lên. Thật không may, cho đến nay họ chỉ coi đây là điều dự phòng.

Không chỉ là các chính sách cắt giảm tài chính của hôm nay, nhưng tuần trước, ngân hàng trung ương châu Âu đã nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Sẽ có một số rủi ro nếu như FED đưa ra quyết định tương tự. Sau cùng, nếu như dầu trở nên ngày càng đắt đỏ, giá cả các loại hàng hóa cùng tăng lên.

Nhưng sẽ thật nếu nhìn nhận điều này là lạm phát, một hiện tượng liên quan đến việc tiền tệ mất giá và được giải quyết bằng các chính sách thắt chặt tiền tệ.

Việc nâng lãi suất không tạo ra thêm dầu cũng như cơ sở hạ tầng tốt cho mọi người sử dụng. Tác dụng duy nhất của nó là làm trầm trọng hơn các vần đề vốn đã căng thẳng đó là thất nghiệp và lương tăng trưởng yếu.

Theo My_CafeF


 
BACK TO TOP