Sổ tay các chỉ số kinh tế ( Phần II )

Unknown | 20:46:00 |


Ý nghĩa bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ
Đây là một trong những bản báo cáo được mong đợi nhất của Mỹ, Non-farm payrolls là một bản báo cáo kịp thời về bức tranh của thị trường việc làm ở Mỹ : gia tăng, tụt giảm, số giờ làm việc, số lương thưởng ... Những tư liệu trong bản báo cáo được thu thập từ 2 cuộc khảo sát là Household Surveys và Establishment ( payroll) Survey ( Báo cáo theo hộ gia đình và báo cáo theo bảng lương).

Trong đó Establishment Survey được ưa chuộng hơn vì bản báo cáo này đánh giá tình trạng của các doanh nghiệp chứ ko chỉ gói gọn trong các hộ gia đình. Bản báo cáo có những chỉ số đầy ý nghĩa như : Change in nonfarm payrolls, Unemployment, Manufacturing Payrolls, và Average Hourly Earnings.

Trong quá trình khai thác cũng như phân tích về bản báo cáo mình sẽ có cơ hội để mở ra trước mắt các bạn nhiều hơn nữa những news và yếu tố liên quan đến tình trạng lao động.

Nonfarm Payrolls ( NFP)

Nonfarm payrolls (NFP) là một báo cáo về tình hình kinh tế của Mỹ được thông báo hàng tháng.

Tên của bản báo cáo được biên soạn để sử dụng cho những công ty về sản xuất, xây dựng, và các công ty chế tạo sản phẩm. Ban Thống Kê Lao động của bộ Lao động cho ra những tài liệu sơ bộ của cuộc khảo sát dành cho tháng trước đó. Tin ra vào thời điểm 8h30 ET thức đầu tiên của hàng tháng, hoặc theo Ban này bản báo cáo sẽ được đưa ra vào thứ 6 thứ 3 trong tháng sau khi có kết luận về tài liệu của tuần

Các con số về NFP được sử dụng để đại diện cho số công việc gia tăng hay mất đi trong kinh tế trong tháng gần nhất, ko bao gồm những công việc liên quan đến ngành công nghiệp trồng trọt. Vì ngành này thường có tính chất thuê nhân công theo mùa mà điều này sẽ làm cho chỉ số xung quanh thời điểm gặt ko còn chính xác nữa ( vì các nông trang thường tăng thêm số công nhân và sau đó thì chỉ số vào mùa gặt mới được công bố). Bản báo cáo này cũng cho biết về số giờ làm việc trung bình hàng tuần và số thu nhập kiếm được bình theo tuần của tất cả những công nhân thuộc những ngành có trong báo cáo.

NFP bao gồm các thông tin sau :

- Sự thay đổi về chỉ số NFP

- Tỉ lệ thất nghiệp

- Thay đổi về chỉ số Manufacturing Payrolls : chỉ số Payrolls dành riêng cho các ngành sản xuất.

- Thu nhập trung bình tính theo giờ

- Số giờ làm việc trung bình tính theo tuần.

Nói chung báo cáo phản ánh khoảng 80% tổng số công nhân làm việc để tăng sản lượng GDP của Mỹ và đưowjc sử dụng để hỗ trợ các chính khách và các nhà kinh tế đưa ra những chính xác mới để quyết định hiện trạng của kinh tế và phỏng đoán tương lai.

Ý nghĩa của NFP đối với nền kinh tế:

Nói chung, khi chỉ số lao động gia tăng có nghĩa là các công ty đang phát triển và cần tuyển dụng nhân lực và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ có việc làm và có tiền để chi tiêu vào các sản phẩm hay dịch vụ giúp kích thích phát triển. Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng trong trường hợp NFP hạ.

Ý nghĩa của Nonfarm với thị trường tài chính:

Trong khi tổng số việc làm tăng lên hay giảm đi đối với nền kinh tế là một kim chỉ nam rất quan trọng cho hiện trạng kinh tế thì báo cáo này lãi có những thông kê mà hoàn toàn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính:

- Chỉ số thất nghiệp đối với kinh tế như một tỷ lệ của toàn bộ lực lượng lao động. Đây là một phần quan trọng của bản báo cáo vì số người thất nghiệp là một dấu hiệu của tổng thể kinh tế, và đây là một con số được ngân hàng Liên Bang theo dõi rất kĩ vì khi chỉ số này hạ xuống mức qúa thấp ( thường là dứới 5%) thì lạm phát sẽ bắt đầu hình thành vì các doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn để thuê những thợ lành nghề và việc giá thành sản phẩm gia tăng cũng là điều đương nhiên.

- Chỉ ra bộ phận nào có sự tăng hay giảm về công việc: Bản baó cáo có thể đưa ra sự cảnh báo cho những trader về mảng kinh tế nào có thể bung nổ phát triển.

- Thu nhập trung bình hàng giờ : Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu cùng một lượng nhân công như nhau nhưng lại kiếm nhiều hơn hay ít hơn cho một khối lượng công việc , điều này về căn bản là nói lên việc cần phải tăng hay giảm nhân công cho khối lượng công việc đó.

- Dùng để xem lại chỉ số của lần ra tin NFP trước đó: Một yếu tố quan trọng khác của báo cáo là có thể gây ra những biến động trong thị trường vì traders tự lên khung những chiều hướng phát triển của news dựa vào chỉ số cũ.

----------------------------------------------------------------------------------------


Doanh số bán lẻ của thị trường Mỹ
Chi tiêu tiêu dùng chiếm 70% trong tất cả các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Doanh số bán lẻ chiếm 1/3 trong số đó. Nếu người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu, đó là tín hiệu của sự gia tăng toàn bộ trong nền kinh tế. Để theo dõi sự tiêu dùng, Viện điều ra dân số Hoa Kỳ đề nghị hàng ngàn nhà bán lẻ mỗi tháng cung cấp doanh số mới nhất của họ. Nhờ vậy mà mỗi tháng chúng ta có được bản báo cáo doanh số bán lẻ như là một trong những công cụ đo lường tốt nhất sự thay đổi trong mô hình chi tiêu của ngưởi tiêu dùng.

Nhưng doanh số bán lẻ cũng còn một vài thiếu sót nhất định.

Nó chỉ cho biết sức mua hàng hóa hiện tại, chẳng hạn như các mặt hàng có thể tìm thấy ở : cửa hàng đồ điện, cửa hàng ôtô, trạm gas và nhà hàng. Bản báo cáo không cho chúng ta biết về việc chi tiêu trong lĩnh vực dịch vụ như : hàng không, nha khoa, làm tóc, bảo hiểm và điện ảnh. Cho đến bây giờ, ngành kinh doanh dịch vụ chiếm gần 2/3 chi tiêu cá nhân.

Nó được đo lường như thế nào?

Một bảng khảo sát được gởi ngẫu nhiên đến 5.000 cửa hàng bán lẻ lớn, nhỏ trên khắp đất nước. Những cửa hàng nhận được chúng vào khoảng 3 ngày cuối tháng. Sau đó họ sẽ trả lời,r ồi trả lại trong vòng một tuần. Tuy nhiên, chỉ có ít hơn 50% cửa hàng được hỏi trả lại đúng hạn. Mặc dù vậy chính phủ vẫn xem lại dữ liệu để chuẩn bị cho bản báo tạm – một trong ba bản sẽ được công bố trong tháng. Bản tạm này cung cấp một cái nhìn nhanh và đánh giá về sự thay đổi trong cách chi của người tiêu dùng sơ lược.

Khoảng 8.000 người bán lẻ khác thì được thăm dò trong nhiều ngày để có được một bức tranh toàn diện về hoạt động của các chủ hàng. Kết quả của bảng khảo sát sẽ được điều chỉnh và cho ra bản báo cáo thứ 2. Bốn tuần sau, Bản báo cáo Doanh số bán lẻ cuối cùng được công bố. Tổng cộng có khoảng 13.000 người được hỏi và có khoảng 75% trả lời.

Làm thế nào để hiểu được nó?

Có một sự mạo hiểm khi lệ thuộc quá nhiều vào Bản khảo sát sơ bộ bởi vì chúng dựa trên một số nhỏ lượng người được khảo sát. Để có được cái nhìn chính xác về thói quen tiêu dùng cần phải dựa vào doanh số bán ra trung bình trong ba tháng hoặc xem qua dữ liệu trong ba tháng qua rồi so sánh nó với cùng thời kỳ của năm trước.

Doanh số bán lẻ trừ ôtô là gì?

Khoảng 25% tổng số lượng tiền chi tiêu của người tiêu dùng là mua các sản phẩm giao thông và các sản phẩm liên quan. Số liệu này thay đổi rất mạnh từ tháng này sang tháng khác và nó bóp méo bức tranh doanh số bán lẻ. Để loại trừ nó, có một hàng riêng trong bản báo cáo, nơi mà chính phủ loại bỏ chi tiêu cho ôtô để mọi người có thể theo dõi rõ hơn xu thế tiêu dùng.

Nó ảnh hưởng như thế nào đối với đồng đô?

Thị trường tiền tệ nhận thấy bản báo cáo Doanh số bán lẻ như là một công cụ đòi hỏi sự tinh tế để phân tích. Trong khi, những người nước ngoài thì thích thấy được tinh thần mua sắm của người tiêu dùng Hoa Kỳ vì nó sẽ khẳng định việc sự chắc chắn của lãi suất (điều mà làm USD tăng giá), một sự chi tiêu quá mức sẽ báo hiệu sự rắc rối cho USD bởi vì hàng nhập khẩu quá nhiều. Một sự nhảy vọt trong việc nhập khẩu sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với các đồng tiền nước ngoài để chi trả cho hàng nhập khẩu và điều này có thể làm tổn thương USD.


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

FED và lãi suất

Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang.

FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.

Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên "Federal Reserve Act" do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn một chút so với các ngân hàng còn lại.

Lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì (FOMC), là cơ quan quyết định tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ. 5 thành viên còn lại của FOMC là chủ tịch của Ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác. Nhiệm kì của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Tổng thống tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong vòng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm không hạn chế chừng nào họ còn là thành viên của Ban thống đốc. Chủ tịch của FED hiện nay là Ben Bernanke, người đã thay thế Alan Greenspan vào ngày 01/01/2006. Alan Greenspan đã từng phục vụ ở cương vị Chủ tịch FED từ năm 1987.

FED có một số nhiệm vụ chính như:

*
Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.
*
Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.
*
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền...
*
Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website.

Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Người ta hay nói vui rằng "một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED" cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?

Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.

Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng.

Chính vì vậy những chuyên tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED.

Lãi suất FED được ấn định như thế nào?

Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định hướng " lãi suất quỷ vốn của FED" Đây là tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang. Tỷ lệ này do thị trường quyết định chứ Fed không ép buộc. Tuy vậy, Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách bổ su*** hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trường.

Cục dự trữ liên bang còn ấn định tỷ lệ chiếc khấu ,lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ Fed. Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa chọn cách vay quỹ đặt cọc tại Fed từ một ngân hàng khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của Fed. Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ Fed mang tính công khai rộng rãi, nó sẽ đưa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của ngân hàng đang đi vay.

Cả hai tỷ lệ trên chi phối lãi xuất ưu đãi và là tỷ lệ thường cao hơn 3% so với lãi suất quỷ vốn tại FED .Lãi suất ưu đãi là tỷ lệ mà các ngân hàng tính lãi đối với khoản vay của những khách hàng tin cậy nhất. Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy vì chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cường mua bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn.

Cục dự trữ liên bang thường điều chỉnh “lãi suất quỹ vốn tại Fed” mỗi lần ở mức 0,25% hoặc 0,5%. Từ năm 2001 đến giữa năm 2003, Fed hạ lãi suất 13 lần, từ 6,25% xuống 1% nhằm chống lại xu hướng suy thoái kinh tế .Tháng 11 năm 2002, lãi suất do Fed điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức thấp hơn cả tỷ lệ lạm phát .

Ngày 25/03/2003 "lãi suất quỷ vốn tại Fed" tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ tháng 07 năm 1958 – 0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Cục dự trữ liên bang bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006. Sau đó FED hạ dần lãi suất cho đến gần = 0 vào năm 2008 và giữ nguyên cho đến nay.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thị trường bất động sản và kinh tế Hoa Kỳ
Thị trường bất động sản đã và đang điều chỉnh nền kinh tế Hoa Kỳ

Sau khi Fed cắt giảm lãi suất 1% sau vụ tấng công ngày 11/09/2001, việc mượn tiền thế chấp đã trở nên rẻ hơn để mua nhà. Khi lãi suất vẫn giữ nguyên mức tương đối thấp qua nhiều năm, một làn sống mua nhà đã trổi dậy kết quả là giá nhà đã tăng lên “tận trời xanh”.

Các nhà đầu cơ bất động sản, các nhà đầu tư, những người kinh doanh nhà quy mô nhỏ… kiếm tiền dễ như trở bàn tay khi mà giá nhà không ngừng tăng. Ngày càng có nhiều người thấy được công việc kiếm tiền dễ dàng này vì thế họ quyết định tham gia vào thị trường bất động sản, tạo ra thêm nhiều nhu cầu đối với nhà ở, kết quả là giá nhà liên tục tăng cao.

Đột ngột, Ngôi nhà của anh B lúc trước đáng giá $200.000 sau một năm đáng giá $350.000, bây giờ anh B có thêm $150.000 trong giá trị căn nhà của mình. Nhưng anh ta không muốn bán căn nhà đó đi vì thế anh đi mượn một khoảng nợ tương đương với giá trị dư ra của căn nhà. Anh ta sẽ tiêu xài số tiền “tự do” này vào việc gì. Giờ đây anh ta có thể mua một xe hơi mới, tivi, một chuyến nghĩ mát ở Hawaii…

Đây là điều thật sự thường xảy ra ở Hoa Kỳ. Người dân Hoa Kỳ đang sử dụng ngôi nhà của mình như là một máy rút tiền ATM. Người tiêu dùng Hoa Kỳ đã khám phá ra một nguồn lực mua mới từ việc thế chấp nhà của mình. Họ tiêu xài nhiều hơn số tiền họ có thể thực sự kiếm. Nhờ vào việc thế chấp căn nhà của mình cho phép họ làm điều đó.

Thị trường nhà ở đã và đang trở thành nhân tố chính điều chỉnh nền kinh tế bằng cách cho phép người tiêu dùng mượn tiền từ việc thế chấp căn nhà của mình để họ có thể tiếp tục tiêu xài và mua nhiều thứ hơn.

Điều này chỉ thật sự hữu dụng cho đến khi giá nhà còn tăng. Nếu không có một nguồn cung tiền từ thị trường nhà, mức chi tiêu của người tiêu dùng có thể chậm lại một cách đột ngột. Anh B sẽ không thế chấp nhà để mượn tiền nữa và sẽ phải ngừng việc chi tiêu.

Số lượng tiền rút ra từ tài sản thế chấp (MEW) đã trở thành một yếu tố đáng kể trong GDP. MEW diễn tả số lượng tiền mượn từ chủ nhà so với gái trị căn nhà của họ để làm công tác tài chính cho tiêu dùng của mình.

Người chủ nhà xem MEW giống như bữa ăn trưa miễn phí. Gia nhà tăng một cách kỳ diệu, sản sinh ra một số lượng tiền không thấy rõ có thể chuyển thành tiền mặt. Nó thật sự là không miễn phí vì người chủ nhà phải trả lãi cho khoản nợ

Dưới đây là một vài thông tin làm nhiều người ngạc nhiên:.
• Theo một nguyên cứu của Nguyên chủ tịch cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ - Alan Greenspan ước lượng có hơn 600 tỷ USD tiền mặt rút ra trong năm 2004.
• Goldman Sachs ước lượng trong năm 2005, những người sở hữu nhà đã rút ra 834 tỷ USD.

Ước lượng có khoảng từ 50% đến 68% số tiền này đã được người tiêu dùng tiêu xài tùy ý.

Nếu chúng ta tính những con số này trong vòng hai năm qua số tiền này đã vượt hơn 1000 tỷ USD đã được người tiêu dùng tiêu xài.

Hãy thử tưởng tượng thử xem điều gì sẽ xảy ra một khi người tiêu dùng không thế chấp nhà để mượn tiền

Một vần đề khác mà anh B cần phải bắt đầu nghĩ đến đó là bên cạnh việc chi tiêu số tiền ngoài nguồn thu thực sự đó là tiền lãi anh ta phảt trả cho món nợ mà anh ta mượn. Kể từ khi Fed tăng lãi suất và có thể tiếp tục tăng lãi suất trong tương lai, số tiền lãi anh ta phải trả sẽ tăng.

Điều này có nghĩa là nguồn thu của anh ta sẽ phải dùng cho việc trả lãi nhiều hơn là việc chi tiêu vào những thứ khác. Và nên nhớ rằng khi người tiêu dùng chi tiêu đó là nhân tố lèo lái nền kinh tế.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức độ lạm phát
PPI là gì? Nó đo lường cái gì?


Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất. Số liệu này mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất. Một cách tổng thể, lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao, điều này sẽ có xu hướng làm mạnh đồng tiền của quốc gia.

Nó nghe có vẻ giống CPI, vậy đâu là sự khác biệt?


PPI là một chỉ số của giá thương phẩm. Ngược lại, CPI đo lường cả giá của thương phẩm và dịch vụ - nhà, giao thông, y tế và những dịch vụ khác chiếm 50% của CPI. CPI cũng bao gồm hàng hóa nhập khẩu trong khi PPI thì không.
Một sự khác biệt giữa PPI và CPI là PPI đo lường giá trị của đồng vốn dành cho trang thiết bị trong kinh doanh.

“Rổ hàng hóa ” bao gồm những gì?

Các hàng hóa liên qua đến tiều dùng chiếm 75% biểu đồ tròn. Hàng hóa tiêu dùng, chủ yếu là xe hơi chiếm 40%. Thực phẩm chiếm 26% gồm : thịt, cá, sản phẩm liên quan đến bơ sữa, trái cây và rau quả. Danh mục năng lượng, chủ yếu là gas và dầu nhiên liệu chiếm thêm 9%. Danh mục trang thiết bị chiếm 25% gồm: ôtô và xe tải.

Các số liệu được đặt với nhau như thế nào ?

Các nhà kinh tế Bộ Lao động so sánh giá của nhiều món hàng – khoảng 3.450. Giá thì được lấy mẫu hàng tháng.

PPI lõi là gì?

Nhiều nhà kinh tế xem xét PPI trừ đi thực phẩm và năng lượng cái mà được gọi là PPI lõi.Vậy tại sao? Bởi vì giá thực phẩm và năng lượng thay đổi rất nhanh. Giá năng lượng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết chẳn hạn như nếu bão gây ảnh hưởng đến các dàn khoan dầu thì sẽ anh hưởng đến sản lượng khai thác. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với thực phẩm. Đó là lý do tại sao phải loại trừ chúng để thấy được xu thế lạm phát thật của PPI.

Các “nhà chuyên nghiệp” xem xét PPI như thế nào ?

Các “nhà chuyên nghiệp” xem xét PPI một cách chung chung và xem xét nhiều phương pháp:
• So sánh tháng gần đây nhất với hai đến ba tháng trước
• Xem xét sự thay đổi trung bình của chỉ số PPI được công bố trong sáu hoặc mười hai tháng trước.
• Xác định tỉ lệ lạm phát giữa các năm.
Điểm chính ở đây là không nên để ý quá nhiều vào bản báo cáo đơn độc. Tốt hơn là hãy xác định xu thế và liệu có một xu thế mới sắp xuất hiện không.

PPI ảnh hưởng như thế nào đối với USD?

Đồng đô có xu hướng mạnh lên khi tăng lãi suất ngắn hạn. Vì thế nếu Fed tăng lãi suất, thì USD tăng giá.
Nếu lạm phát cao, USD thường sẽ tăng vì điều này cho thấy Fed có lý do để tăng lãi suất.

--------------------------------------------------------------------------------------

Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Nó đo lường cái gì?

CPI là một công cụ đo lường sự thay đổi giá do người dùng chi trả theo thời gian cho các hàng hóa trong rổ hàng hóa và dịch vụ.

Rổ hàng hóa và dịch vụ bao gồm những gì?

Hàng hóa và dịch vụ bao gồm: thực phẩm, quần áo, chỗ ở, báo chí và các loại đĩa CD. Các mòn hàng mà người tiêu dùng thường chi tiêu nhiều như : thực phẩm, thì chiếm tỉ trọng lớn, quan trọng, trong việc tính toán chỉ số hơn là cách sản phẩm khác như: kem đánh răng, vé xem phim là những sản phẩm mà người tiêu dùng ít chi tiêu hơn.

Các khoản đầu tư thì sao?

CPI không bao gồm các đồi tượng đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, bầt động sản, bào hiểm nhân thọ. Những đối tượng này liên quan đến tiết kiệm chứ không phải là sự chi tiêu hằng ngày.

Tại sao nó quan trọng để đo lường nền kinh tế?

CPI đo lường sức mua của người tiêu dùng xài đồng đô.

Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát là gì?

CPI đo lường lạm phát được trải qua bởi người tiêu dùng trong việc chi tiêu hằng ngày của họ.
Sự gia tăng trong chỉ số CPI sẽ được nhiều người nghĩ rằng như là “tỉ lệ lạm phát”. Nó được sự dụng bởi các thương nhân bán lẻ để dự đoán giá trong tương lai, bời các ông chủ để tính tiền lương và bởi chính phủ để xác định mức tăng cho quỹ bảo trợ xã hội.

CPI được thu thập và xem xét như thế nào?

Mỗi tháng, các nhà thu thập dữ liệu từ cục thống kê của bộ Lao động ra lệnh cho các trợ lý kinh tế ghế thăm hoặc kêu gọi hàng ngàn cửa hàng bán lẻ, cơ sở dịch vụ, các tổ chức cho thuê, phòng mạch,và toàn bộ Hoa Kỳ để thu thập thông tin giá cả của hàng ngàn đối tượng được sử dụng để theo dõi và đo lường sự thay đổi trong chỉ số CPI. Các trợ lý sẽ lưu lại giá của khoảng 80.000 đối tượng mỗi tháng. Tám mươi ngàn đối tượng giá này diễn tả các mẫu được chọn có tính khoa học được mua bởi người tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ được mua.

Trong suốt mỗi cuộc gọi hay chuyến ghé thăm, các trợ lý kinh tế thu thập giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, cái mà đã được xác định chính xác từ lần trước. Nếu đối tượng được chọn sẵn sàng, thì giá sẽ được lưu lại. Nếu đối tượng được chọn không sẵn sàng hoặc có sự thay đổi về số lượng hoặc chất lượnag (ví dụ như: trứng được bán trong một gói 8 trứng khi lần trước đã được bán là 12) của hàng hóa hoặc dịch vụ kể từ lần thu thập lần trước, các nhà trợ lý kinh tế chọn một đối tượng mới hoặc ghi lại sự thay đổi của đối tượng hiện tại.

Các số liệu thu thập được sẽ được gởi tới văn phòng quốc gia của Cục thống kê bộ Lao động, các chuyên gia thương phẩm sẽ xem xét chi tiết các thông tin về giá của hàng hóa và dịch vụ Các nhà phân tích sẽ kiểm tra tính chính xác và nhất quán của dữ liệu, và tạo ra những sự điều chỉnh cần thiết.

CPI ảnh hưởng như thế nào đối với đồng tiền của quốc gia?

Dầu hiệu của lạm phát có nghĩa là NHTW sẽ phải tăng lãi suất. Đa số dùng công cụ đo lạm phát là chỉ số CPI. Nếu CPI tăng, thì nó sẽ cho các NHTW như Fed các dự liệu hỗ cho việc tăng lãi suất. Lãi suất tăng thì đồng tiền của quốc gia tăng.

Tổng hợp&biên dịch: Trường Giang
Nguồn: babypips.com

CPI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số giá tiêu dùng. Trong rất nhiều trường hợp các quốc gia còn dùng CPI như đại diện cho thông số về lạm phát, mặc dù không phải bao giờ cũng đúng, hoặc chỉ phản ánh tương đối. Chúng ta xem xét ý nghĩa của CPI trong bài viết này, bổ su*** cho khái niệm CPI đã có trong phần Tra cứu của Saga. Phần nhiều thông tin và kiến thức ở đây được sử dụng với căn cứ tính toán cho nền kinh tế Mỹ và Anh, do đó khi sử dụng cho Việt Nam thì cần những hiệu chỉnh nhất định để phù hợp thực tế.

Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảmphát hay không. Chỉ số giả cả thường rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng như chính sách lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ hay quyết định tiến hành hedging của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn. Cũng rất có lợi cho các nhàđầu tưcá nhân tiến nếu họ tính đến chỉ số CPI khi tiến hành hedging hoặc đưa ra quyết định phân bổ vốn đầu tư.

CPI được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hang nghìn hộ gia đình trên toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu. Rổ hànghoá dịch vụ được sử dụng để tính bao gồm hơn 200 danh mục, thuộc 8 nhóm: thực phẩm và đồuống, nhà đất, may mặc, vận tải, chăm sóc sức khoẻ, giải trí, giáo dục và truyền thông,và một số loại hàng hoá dịch vụ khác. Giá cả của khoảng 800.000 hàng hoá dịch vụ trong rổ tính được thu thập hàng tháng từ hàng ngàn các cửa hàng bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ, các công ty cho thuê nhà đất và các phòng khám sức khoẻ.

Vậy chỉ số CPI mách bảo điều gì?

Các số liệu trên sẽ hình thành lên một bức tranh về sự biến động của chi phí sinh hoạt từ đó giúp các chuyên gia tài chính nhận định được khả năng lạm phát cónguy cơlàm suy sup cả một nền kinh tế nếu ở lạm phát ở mức độ quá cao. cả lạm phát và giảm phát quá mức đều rất đáng sợ mặc dù giảm phát quá mức ít khi xảy ra hơn.

Chúng ta thường nhìn nhận giảm phát và giảm giá là những dấu hiệu tốt. Và thực tế điều này có thể là tốt trong một chừng mực nào đó. Ví dụ giá của dịchvụđiện thoại đã liên tục giảm xuống trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm nữa vì internet ngày càng chiếm ưu thế. Và chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy người tiêu dùng nào phàn nàn về điều này. Tuy nhiên giảm phát chắc chắn cũng là một hiện tượng không tốt đối với nền kinh tế. Bằng chứng là cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 30 khi mà có cả núi người thất nghiệp không có nổi một đồng để mua hàng hoá và dịch vụ cho dù chúng được chào bán với mức giá cực kì hấp dẫn.

Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lam phát. điển hình là ở Đức vào những năm 20, lạm phát của Đức trong thời gian này đã có lúc đạt mức 3.25 triệu phần trăm một tháng. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, Hy Lạp có mức lạm phát 8.55 tỉ phần trăm một tháng, Hungary thì thậm chí còn kinh khủng hơn. Hungary đã cho phát hành giấy bạc mệnh giá 100 triệu Pengo vào năm 1946 nhưng vào thời điểm này tờ giấy bạc này chả có nghĩa gì do đó chính phủ buộc phải định giá lại đồng tiền của nước mình. Giấy bạc 1triệu pengo giờ đây cũng chỉ có giá tương đương với 1 pengo trước kia, và nghiễm nhiên nó trở thành đơn vị tiền tệ thấp nhất. Đưa ra ví dụ này để thấy được cho dù chỉ số CPI có biến động theo chiều nào thì nó vẫn khiến cho nhiều người phải lo sợ.

Có một số hình thức biến động giá cả trong nền kinh tế, như làm giảmphát hoặc thiểu phát(disinflation) hoặc làm tăng lạm phát (reflation).Làm giảm lạm phát là việc làm cho lạm phát chững lại, nhưng vẫn đang trong tình trạng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra đối với một nền kinh tế không tăng trưởng, ta gọi đó là lạm phát đình đốn, khiến cho lạm phát càng trở nên nghiêm trọng.

Một số ứng dụng của CPI

CPI thường được sử dụng để điều chỉnh thu nhập của người dân và các hoạt động kinh tế khác.Cụcan ninh xã hội Mỹ thường xem xét CPIđểđưa ra mức thu nhập phù hợp cho người dân, cấu trúc thuế của cục dự trữ liên bang cũng dựa trên CPI để điều chỉnh mức thuế cho phù hợp,vàcácông chủthì sử dụng CPI để điều chỉnh lương nhân viên cho phù hợp với chi phí sinh hoạt. các thông tin về hoạt động bán lẻ, thu nhập theo giờ và theo tuần, tổng thu nhập và tổng sản phẩm quốc dân được gắn kết với CPI để lý giải các chỉ số có liên quan trong thời kì không cóảnh hưởng củalạm phát.

CPI và thị trường

Thay đổi của giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán. Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì chúng là các khoản tiền trả cố định. Những người hưởng lương hưu sẽ phải nhìn đồng tiền của họ "biến mất" dần dần vì giảm sức mua theo thời gian.
Biến động giá cả có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty. Người ta thường kì vọng mức độ lạm phát nhẹ trong nền kinh tế đang tăng trưởng, tuy nhiên nếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh các nhà sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận. Mặt khác giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu của người tiêu dùng. Trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để bán được hàng, tuy nhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm một lượng tương ứng. Vì thế biên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tự bảo vệ mình trước tác động của lạm phát.

Tuy nhiên do thị trường ngày càng được hoàn thiện hơn nên các sản phẩm đầu tư có thể giúp ta đối phó với ảnh hưởng của lạm phát. Các quỹ tương hỗ hoặc các ngân hàng có thể mua các chứng khoán ngăn ngừa lạm phát, còn được gọi là TIPS (inflation-protected securities). Ngoài ra còn có thể sử dụng các hợp đồng tương lai để ngăn ngừa rủi ro. Tương tự nhiều người nắm giữ trong tay những cổ phiếu mà các cổ phiếu này lại trở thành một công cụ hết sức hữu hiệu chống lại lam phát. Đầu tư của các cá nhân trong nhiều trường hợp không chỉ bù đắp được thiệt hại do lạm phát gây ra mà cònđem lại một khoản lãi cho người nắm giữ.

CPI có lẽ là chỉ số quan trọng nhất và được quan tâm chú ý nhất. Nó cũng là chỉ số đo lường sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt được biết đến nhiều nhất. CPI được sử dụng để điều chỉnh tiền lương, phúc lợi xã hội, lương hưu, thuế và các chỉ số kinh tế khác nữa. Nó cũng cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin về những biến động có thể xảy ra trên thị trường tài chính_nơi mà cổ phiếu có mối quan hệ cả trực tiếp và gián tiếp đối với CPI. Nắm chắc chỉ số giá cả trong tay, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp và bảo vệ mình bằng cách mua các công cụ đầu tư như TIPS.

Một trong những tác giả được biết nhiều tới các nghiên cứu lạm phát thành công và sâu sắc là Giáo sư Paul Samuelson. Khi nghiên cứu về thông tin lạm phát, nhà vật lý học vĩ đại Stephen Hawkin có trầm ngâm cho rằng hiện tượng lạm phát phức tạp và có thể xem như một hiện tượng vật lý thì đúng hơn là khoa học xã hội-nhân văn... Còn nói chung thì chúng ta với tư cách là người tiêu dùng luôn lo ngại lạm phát cao dẫn tới mất giá đồng tiền, do sụt giảm sức mua.

----------------------------------------------------------------------------------------------------


Bảng khảo sát thái độ của người tiêu dùng Niềm tin tiêu dùng là Bảng khảo sát thái độ của người tiêu dùng về cả điều kiện hiện tại cũng như sự kỳ vọng về các điều kiện kinh tế, được chỉ đạo bời Ủy ban hội nghị. Năm ngàn người tiêu dùng khắp đất nước sẽ được điều tra mỗi tháng. Mức độ niềm tin của người tiêu dùng liên quan trực tiếp tới mức độ chi tiêu của họ.

Niềm tin tiêu dùng và ý kiến của người tiêu dùng chỉ là hai cách để nói về thái độ của người tiêu dùng. Trong số các bản báo cáo kinh tế, Ý kiến người tiêu thì được khảo sát bởi ĐH Michigan trong khi Niềm tin tiêu dùng thì được khảo sát bởi Ủy ban hội nghị.

Sự chi tiêu của người tiêu dùng chiếm 2/3 nền kinh tế, vì vậy thị trường luôn khát khao muốn biết người tiêu dùng đang quan tâm vào cái gì và họ sẽ ăn, ở như thế nào trong tương lai gần.

Sự tin tưởng của người tiêu dùng vào nền kinh tế và khả năng tài chính của mình càng nhiều thì nhiều khả năng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn.

Với ý nghĩ như vậy, thật dễ dàng để thấy chỉ số về thái độ của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp như thế nào vào xu thế của nền kinh tế. Hãy nhớ rằng sự thay đổi của Niềm tin tiêu dùng và doanh số bán lẻ không di chuyển nối tiếp nhau qua từng tháng.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bản khảo sát chỉ số sản xuất ISM Bản khảo sát chỉ số sản xuất ISM dựa trên những lời bình luận của những nhà quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất.

Nó là mẫu tin tức đầu tiên của nền kinh tế được công bố mỗi tháng và nó cung cấp những bằng chứng sớm nhất cho thấy nền kinh tế đã biểu hiện như thế nào trong 4 tuần trước.

Tại sao nó được xem xét?


Những người chi trả cho những thứ mua trong công ty của họ được gọi là Người quản lý thu mua. Các công ty sản xuất cần nguồn cung cấp để tạo ra sản phẩm. Các mẫu sản phẩm họ có thể đặt hàng bao gồm: cáp, hộp đóng hàng, và máy vi tính. Nếu có một sự gia tăng trong nhu cầu của các sản phẩm, Người quản lý thu mua sẽ phản ứng lại bằng cách gia tăng đơn hàng nguyên liệu sản xuất và những nguồn khác. Nếu doanh số của công việc sản xuất giảm, điều này sẽ liên kết với việc những ngưởi mua sẽ cắt giảm đơn hàng công nghiệp trở lại.

Do vị trí của họ, bạn có thể có được những thông tin rất đáng tin cậy về các hoạt động sản xuất bằng cách theo dõi điều mà những người quản lý thu mua đang làm. Đây là điều quan trọng vì các hàng hóa sản xuất chiếm khoảng một nữa nền kinh tế.

Nó được tính như thế nào?

Hằng tháng, ISM gửi qua bưu điện bảng câu hỏi đến khoảng 400 công ty thành viên khắp Hoa Kỳ, trải đều ra 20 lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Những người quản lý thu mua của các công ty được hỏi để xác định xem liệu các hoạt động sản xuất đang tăng, giảm, hoặc không thay đổi trong các nhóm sau:

1. Đơn hàng mới: Các đơn hàng mới mua bởi các đại lý.
2. Sản lượng: Số lượng hàng hóa được sản xuất.
3. Việc làm: tình trạng thuê nhân công trong công ty.
4. Nguồn cung: Tốc độ cung cấp hàng của nhà cung cấp.
5. Dự trữ: Tỉ lệ thanh toán hàng dự trữ của nhà sản xuất.
6. Dự trữ của khách hàng: Các đại lý phỏng đoán mức độ dự trữ của khách hàng của họ.
7. Giá hàng hóa: Giá nhà sản xuẩt trả cho nhà cung cấp.
8. Đơn hàng tồn đọng: Các đơn hàng chưa được thực hiện.
9. Đơn hàng xuất khẩu mới: Tỷ lệ đơn hàng mới từ các quốc gia khác.
10. Nhập khẩu: Các nguyên liệu mà các đại lý mua từ các quốc gia khác.

Chỉ số ISM tự bản thân nó được sưu tập dựa trên các câu trả lời cho 5 câu hỏi đầu tiên của bảng câu hỏi. Chúng lần lượt chiếm tỉ trọng như sau: đơn hàng (30%), sản lượng sản xuất (25%), việc làm (20%), nguồn cung (15%), và dự trữ (10%). Năm câu hỏi cuối thì cung cấp thêm các tin tức cho thấy các hoạt động sản xuất đang được tiến hành như thế nào.

Đọc bản số liệu này như thế nào?

Trên 50: Cả hai các hoạt độg sản xuất và nền kinh tế đang mở rộng.

Dưới 50 nhưng trên 43: Các hoạt động sản xuất đang co lại, Manufacturing activity is contracting, lúc này toàn bộ nền kinh tế vẫn tăng trưởng.

Dưới 43: Cả hai các hoạt độg sản xuất và nền kinh tế rất có thể suy thoái. Kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất để cố gắng và kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

Nó ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tiền tệ?

ISM trên 50 thì đồng đô tăng giá

ISM dưới 50 thì đồng đô rớt giá

 
BACK TO TOP